Hướng dẫn cách sử dụng máy chủ hiệu quả nhất

Vai trò của những chiếc máy chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, quán net, các cơ quan nhà nước… là điều không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, với một thiết bị công nghệ có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và cách thức hoạt động có đôi chút khác biệt so với một chiếc máy trạm thông thường, làm thế nào để sử dụng hiệu quả đây? Bài viết của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy chủ, tham khảo ngay bạn nhé!

I. Máy chủ là gì?

Máy chủ hay còn gọi là server là một máy tính, nó được kết nối với một mạng internet. Server có IP tĩnh và khả năng xử lý cao. Trên máy chủ, người ta cài đặt nhiều phần mềm để giúp cho các máy tính khác truy cập và yêu cầu cung cấp dịch vụ, tài nguyên. Đây kiến trúc được gọi là mô hình client-server.

II. Phân loại máy chủ

Căn cứ vào chức năng và cấu tạo mà máy chủ được phân chia thành 3 loại chính như sau:

– Máy chủ riêng: Đây là loại máy chủ chạy trên phần cứng, chúng có các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như: HDD, CPU, RAM, Card mạng… Khi người dùng muốn nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

– Máy chủ ảo: Loại máy chủ này được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Tính năng của máy chủ ảo tương tự với máy chủ riêng. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ riêng.

– Máy chủ đám mây: Cấu tạo của máy chủ đám mây là được kết hợp từ nhiều máy chủ riêng khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ này được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng.

III. Cách sử dụng máy chủ 

Cách sử dụng máy chủ sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tạo tài khoản đăng nhập SSH để đăng nhập máy chủ

Có nhiều cách để giúp bạn kết nối tới website, bên cạnh việc sử dụng trình duyệt. Tuy nhiên, tạo tài khoản đăng nhập Secure Shell (SSH) access được nhiều người thực hiện hơn cả. Giao thức hoàn toàn khác này sẽ tạo cho bạn một kết nối an toàn để kiểm soát server từ xa. Khi bạn đã kết nối tới server bằng SSH, bạn có thể gửi lệnh đến nó. SSH cũng rất mạnh về bảo mật và việc chứng thực, nên bạn cứ yên tâm sử dụng. Bằng cách học về SSH, bạn sẽ sớm có thể quản lý server đúng nghĩa.

Bước 2: Tiến hành cập nhật server mới nhất

Để thực hiện, hãy gõ apt update command rồi nhất Enter. Máy chủ của bạn sẽ kiểm tra lại package nào cần cập nhật. Ngoài ra, bạn cần gõ thêm apt dist-upgrade, để cập nhật các gói phần mềm của server. Khi hoàn tất, bạn hãy khởi động lại server bằng lệnh reboot. Đóng cửa sổ dòng lệnh lại, chờ 1, 2 phút và dùng PuTTY kết nối lại server như lúc đầu.

Bước 3: Tạo lập một user mới trên máy chủ và cấp quyền hạn tùy chỉnh cho user đó

Khi bạn được cấp một máy chủ, bạn thường sẽ có user root trước, là tài khoản bạn vẫn đang dùng đến giờ. Tuy nhiên, để sử dụng lâu dài bạn cần tạo một tài khoản khác với quyền superuser.

Bước 4: Vận hành chương trình kích hoạt chứng thực bằng công cụ Public Key

Public key authentication là kỹ thuật được xem là an toàn hơn rất nhiều so với mật khẩu thông thường. Với cách này, bạn tạo ra một cặp ‘public’ và ‘private’ key. Server của bạn sẽ chứa public key và sử dụng nó để chứng thực bằng khóa private, vốn chỉ có bạn có được file này trên máy tính. Khi bạn đã thiết lập xong chứng thực public key, bạn sẽ cần cả private key và một mật khẩu để đăng nhập, tăng thêm một lớp bảo mật cho server của bạn.

Bước 5: Thiết lập tường lửa để bảo vệ máy chủ của bạn

Với tường lửa bảo mật, máy chủ của bạn sẽ được bảo vệ tuyệt đối về dữ liệu thông tin, đảm bảo tính an toàn cho việc hoạt động của doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị cần lưu trữ lượng thông tin lớn…

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách sử dụng máy chủ, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức tốt nhất trong quá trình vận hành máy chủ đạt hiệu quả sử dụng tối ưu nhất.

Bình luận trên Facebook