Server là gì? Tổng hợp kiến thức về máy chủ server ? Vì sao nên mua server STS ?

Server là gì? Tổng hợp kiến thức về máy chủ server ? Vì sao nên mua server STS ?

Đối với những nhà đầu tư máy chủ hay quản trị website, thuật ngữ server không còn xa lạ. Sự sống còn của website và cơ sở dữ liệu được quyết định bởi sự ổn định của máy chủ server. Tìm hiểu chi tiết về server – máy chủ giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất. Đọc bài viết sau để có thông tin chi tiết nhất về server- máy chủ

1. Server là gì?

Máy chủ (tên tiếng anh là Server Computer, Server, End System) là một máy tính, nó được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet. Server có IP tĩnh puplic hoặc động nếu qua LAN và với khả năng xử lý cao. Trên server, người ta cài đặt nhiều phần mềm để giúp cho các máy tính khác truy cập và yêu cầu cung cấp tài nguyên, dịch vụ, … Đây là kiến trúc được gọi là mô hình client-server

Nhìn chung, server là một máy tính được thiết lập với nhiều tính năng vượt trội. Server lưu trữ, xử lý dữ liệu cho một mạng máy tính hay trên môi trường internet. Server được coi là nền tản có năng lực xử lý và khả năng lưu trữ dữ liệu lớn hơn nhiều so với máy tính thông thường. Nó thường được dùng để chứa thông tin của mọi dịch vụ trên internet. Tức là, bất cứ dịch vụ nào trên internet muốn vận hành đều phải thông qua server.

Máy chủ – server là một máy tính, nó được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet

Thuật ngữ “Server” được hình thành từ thuật toán “Quere” và “Black – box”. Đây là thuật toán hoạt động dựa trên nguyên tắc khi có dữ liệu đầu vào sẽ được xử lý và xuất thành phẩm trả lại người dùng.

Dữ liệu qua server đều được xử lý sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng chứ không chỉ là truyền. Server được phát triển qua những giai đoạn nào? Server xuất hiện trên thế giới từ rất lâu. Tuy nhiên, kể từ khi LARC (siêu máy tính đầu tiên) ra đời vào năm 1960 (Mỹ) thì khái niệm “server” mới chính thức được khai sinh. IBM 7030 Stretch là siêu máy tính phổ biến nhất lúc bấy giờ. Server này góp phần mở đường cho nền công nghiệp siêu máy tính bùng nổ như hiện tại.

Server là gì] - Khi Nào Sử Dụng Máy Chủ Server | VinaHost.VN

 

Dưới đây là các loại server điển hình sau:

  • Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).
  • File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft One Drive)
  • Mail servers (máy chủ mail ví dụ như gmail, yahoo mail, office 365, amazon mail service)
  • Print servers (máy chủ in, thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp)
  • Web servers (máy chủ web để phục vụ người dùng mua hàng như các site amazon, taobao, google shopping,tiki, sendo, … phục vụ người dùng đọc tin tức, mua hàng …vv)
  • Game servers (máy chủ trò chơi ví dụ máy chủ phục vụ game Võ Lâm, Warcaft, Tru tiên…vv)
  • Application servers (máy chủ ứng dụng ví dụ để chạy các phần mềm quản lý ERP, phần mềm CRM trong doanh nghiệp, nhưng Application Server cũng có thể được hiểu chung là máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, file server, database…vv)
  • Hình thức cho thuê server giá rẻ là gì? | BizMaC

Server có năng lực xử lý và khả năng lưu trữ dữ liệu lớn hơn nhiều so với máy tính thông thường

2. Ưu điểm và nhược điểm của máy chủ cho thuê

Để sử dụng máy chủ, nếu phân chia ra sẽ có hai hướng lựa chọn lớn, đó là “tự mình mua” hoặc “đi thuê”. Dưới đây là ưu nhược điểm của dịch vụ cho thuê máy chủ:

  • Ưu điểm: Có thể sử dụng với lượng tiền ít do thuê máy chủ được quản lý bởi công ty.
    Có thể giảm thiểu được rủi ro bị tạm dừng server trong thời gian dài vì thiên tai hay sự cố, và có thể hạn chế thời gian, chi phí nhân công cho việc quản lý do việc bảo quản, quản lý được công ty kinh doanh máy chủ tiến hành thực hiện.
  • Nhược điểm: Do có nhiều người sử dụng máy chủ, vì vậy có trường hợp hiệu suất bị giảm bởi người dùng khác.

Việc quản lý máy chủ sẽ khác nhau, tùy vào từng công ty kinh doanh máy chủ. Do đó, chúng tôi khuyên nên sử dụng dịch vụ của các công ty cho thuê máy chủ có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Server là gì? Những điều cần biết về Server | Phong Vũ Hỏi Đáp

3. Phân loại máy chủ – server

3.1. Máy chủ riêng

Máy chủ riêng là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt, cụ thể: HDD, RAM, Card mạng, CPU,… Khi muốn thay đổi hay nâng cấp cấu hình của máy chủ riêng phải tiến hành thay đổi phần cứng của nó. Vậy nên bạn cần thuê máy chủ riêng ở nơi uy tín, chất lượng

Máy chủ dùng riêng là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt

3.2 Máy chủ ảo

Máy chủ ảo VPS là máy chủ được tạo thành khi sử dụng công nghệ ảo hóa. Nhờ công nghệ ảo hóa này mà máy chủ riêng sẽ được chia tách thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Máy chủ ảo được tạo ra đều có tính năng tương tự máy chủ riêng nhưng hoạt động dựa trên việc chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý. Thay đổi cấu hình hoặc nâng cấp máy chủ ảo được thực hiện đơn giản và trực tiếp ngay trên phần mềm quản lý hệ thống.

Cloud server là gì? Cloud VPS là gì? Hoạt động như thế nào?Viettel IDC

Máy chủ ảo VPS là máy chủ được tạo thành khi sử dụng công nghệ ảo hóa

3.3 Máy chủ đám mây

Máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý cùng hệ thống lưu trữ SAN (tốc độ truy xuất vượt trội, ổn định) gọi là máy chủ đám mây. Cloud server được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây. Bởi vậy, từng thiết bị của nó dễ dàng được nâng cấp trong quá trình sử dụng mà vẫn đảm bảo hoạt động bình thường.

File Server là gì? Và những lưu ý khi chọn | 123HOST - Công ty ...

Cloud server được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây

4. Lợi ích của máy chủ – server

Doanh nghiệp sẽ nhận được hàng loạt lợi ích khi sử dụng server:

  • Quản trị máy chủ trực tiếp hoặc từ xa một cách dễ dàng
  • Khả năng bảo mật của server cao, hạn chế được các cuộc tấn công mạng
  • Người sử dụng được cài đặt và cấu hình theo mong muốn riêng
  • Tài nguyên không bị hạn chế, tăng băng thông, không gian lưu trữ và đảm bảo cho một lượng lớn người truy cập cùng lúc
  • Không phải chia sẻ với những người dùng khác

5. Phân biệt Shared Hosting, Dedicated, VPS, Cloud Server

Đặc điểm Shared Hosting Dedicated VPS Cloud Server
Khái niệm Dịch vụ lưu trữ website và là nơi chứa nhiều website trên một máy chủ kết nối với internet Máy chủ vật lý chạy trên phần cứng cùng các thiết bị hỗ trợ khác CPU, RAM, HDD Tạo thành bằng việc sử dụng công nghệ ảo hóa, tách máy tính chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác Ảo hóa ứng dụng, tài nguyên để cung cấp cho người dùng khả năng không giới hạn về lưu lượng truy cập
Tài nguyên Chia sẻ tài nguyên từ máy tính chủ vật lý cho nhiều tài khoản Hosting khác, tài nguyên bảo mật thấp Tài nguyên của máy chủ độc lập, riêng biệt và không chia sẻ với bất kỳ ai VPS có tính năng giống máy chủ riêng nhưng thực tế nó vẫn được chia sẻ tài nguyên từ máy tính vật lý gốc Tài nguyên được ảo hóa qua môi trường internet, sử dụng các tài nguyên tính toán động
Hiệu năng Hiệu năng vừa đủ cho cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, người dùng bị hạn chế quyền truy cập sâu vào hệ thống Hiệu suất cao, ổn định, an toàn và người dùng được toàn quyền quản trị Server vật lý có thể bị treo vào lúc cao điểm, VPS có thể ngừng hoạt động tạm thời Data lưu trữ tập trung và được phân bổ đều trên các server, data sẵn sàng phục hồi. Cloud Server vẫn hoạt động bình thường nếu máy chủ vật lý bị lỗi nhờ cơ chế đồng bộ dữ liệu
Khả năng mở rộng Khả năng mở rộng hạn chế, phải chia sẻ tài nguyên máy chủ Nâng cấp khá phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc bị downtime trong khi nâng cấp Dựa vào lượng tài nguyên còn lại của máy chủ vật lý để nâng cấp, tuy nhiên, lượng tài nguyên nâng cấp thêm bị hạn chế Có khả năng hạ và nâng cấp linh hoạt
Quản trị Quản lý đơn giản Người sử dụng được toàn quyền quản trị máy chủ (cấu hình và cài đặt) Người dùng có toàn quyền sử dụng giống máy chủ vật lý nhưng yêu cầu kỹ năng quản trị tốt Người dùng cần có kiến thức, kỹ năng về quản trị máy chủ ảo
Chi phí Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bởi tổng chi phí bảo trì máy chủ được chia đều cho các khách hàng Chi phí cao hơn VPS và Shared Hosting, chi phí thuê quản lý có thể bằng ½ giá thuê Chi phí vừa phải, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi sử dụng độc lập và tính năng an toàn cao Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu nên hạn chế dung lượng lưu trữ

6. Khi nào cần sử dụng máy chủ (Server)?

Máy chủ (Server) được sử dụng khi:

  • Doanh nghiệp đủ lớn, đang chạy dự án ngắn hạn và có khả năng tài chính đảm bảo
  • Doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lượng dữ liệu lớn
  • Doanh nghiệp muốn chạy website nặng bằng việc mở mở rộng phần cứng Đảm bảo đường truyền có tốc độ mạnh và muốn đặt máy chủ ở Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế
  • Được hỗ trợ về kỹ thuật 24/7/365File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server ...

Doanh nghiệp đủ lớn, đang chạy dự án ngắn hạn và có khả năng tài chính đảm bảo,… nên dùng server riêng

7. Lưu ý khi thuê máy chủ (server)

7.1 Chính sách hỗ trợ của đơn vị cho thuê

Khi thuê server của bất cứ nhà cung cấp nào bạn cũng cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ kỹ thuật của họ. Đảm bảo chính sách hỗ trợ 27/7/365 để bất cứ khi nào có sự cố xảy ra với server đều có thể khắc phục kịp thời và không để lại bất cứ hậu quả nào cho doanh nghiệp. Liên hệ trước với nhà cung cấp vào ban ngày, ban đêm, ngày lễ,… xem họ có hỗ trợ toàn thời gian như họ đã cam kết hay không.

7.2 Băng thông

Băng thông chính là lưu lượng truyền tải dữ liệu hay còn có tên gọi khác là Data Transfer, nó được tính theo bit trên giây (bps). Băng thông cho biết lưu lượng thông tin (upload và download) mà máy chủ có thể trao đổi với máy chủ hay thiết bị khác trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thuê server, bạn nên chọn nhà cung cấp có giới hạn băng thông lớn hơn so với mức dự kiến sử dụng. Điều đó giúp tránh được tình trạng tắc nghẽn khi hoạt động. Bạn cũng nên chọn nhà cung cấp không giới hạn lượng dữ liệu truyền tải để đảm bảo kết nối luôn ổn định.

Quản trị máy chủ quận Bình Tân giá bao nhiêu? - Sửa máy tính Quận ...

Khi thuê server, bạn nên chọn nhà cung cấp có giới hạn băng thông lớn hơn so với mức dự                                                                             kiến  sử dụng

7.3 Tài nguyên phần cứng

Chọn cấu hình server với phần cứng thích hợp dựa trên nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của doanh nghiệp mình. Bạn nên tìm hiểu kỹ nhà cung cấp có thực hiện việc nâng và hạ cấp tài nguyên khi nhu cầu của doanh nghiệp bạn có sự thay đổi.

7.4 Trung tâm dữ liệu

Máy chủ được đặt tại trung tâm dữ liệu (DC) Tier 3 uy tín nhất Việt Nam (Viettel IDC, FPT IDC và VNPT DATA). Các trung tâm dữ liệu phải đạt tiêu chuẩn về hiệu năng gồm nguồn điện, kết nối internet, hệ thống làm mát,… Bên cạnh đó, DC cũng cần đảm bảo về độ bảo mật, an toàn cho máy chủ như được giám sát 24/7, báo động, báo cháy, phát hiện và xử lý kịp thời sự cố,…

7.5 Thời gian website hoạt động bình thường

Một trong những lưu ý không thể không nhắc đến khi thuê máy chủ là Uptime. Uptime chính là thời gian hoạt động bình thường của website. Nên chọn nhà cung cấp cam kết Uptime đạt 99,99% để đảm bảo cho việc người dùng có thể truy cập vào website bất cứ lúc nào.

Nên chọn nhà cung cấp cam kết Uptime đạt 99,99%

7.6 Một số giải pháp đi kèm

Một số giải pháp đi kèm cần được đảm bảo bởi nhà cung cấp server đó là Anti-DDoS, chống Download video, hỗ trợ Video streaming, Cluster database, theo dõi và giám sát tập trung,… Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình mà người thuê sẽ lựa chọn những giải pháp đi kèm đó.

8. Cách lựa chọn máy chủ cho thuê lần đầu

Khi lựa chọn máy chủ cho thuê, bạn hãy lựa chọn máy chủ thích hợp với mục đích sử dụng của bản thân. Thông thường, bạn có thể bắt đầu từ loại có giá thành rẻ, sau đó khi cần có những tính năng mới sẽ thay đổi gói hoặc công ty ký hợp đồng.

Email hosting, Email Server riêng là gì - VSMail

Cloud server

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn các hạng mục so sánh giữa các máy chủ.

9. Server sử dụng hệ điều hành nào?

Trên Internet, các hệ điều hành thống trị giữa các máy chủ là các bản phân phối nguồn mở giống như UNIX, chẳng hạn như các hệ điều hành dựa trên Linux và FreeBSD, với Windows Server cũng có một phần đáng kể. Các hệ điều hành độc quyền như z / OS và macOS Server cũng được triển khai, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều.

Các hệ điều hành hướng máy chủ chuyên nghiệp thường có các tính năng như:

  • GUI không có sẵn hoặc tùy chọn
  • Khả năng cấu hình lại và cập nhật cả phần cứng và phần mềm ở một mức độ nào đó mà không cần khởi động lại
  • Phương tiện sao lưu nâng cao để cho phép sao lưu dữ liệu quan trọng trực tuyến thường xuyên và thường xuyên ,
  • Truyền dữ liệu trong suốt giữa các khối lượng hoặc thiết bị khác nhau
  • Khả năng kết nối linh hoạt và nâng cao
  • Các khả năng tự động hóa như daemon trong UNIX và các dịch vụ trong Windows
  • Bảo mật hệ thống chặt chẽ, với bảo vệ người dùng, tài nguyên, dữ liệu và bộ nhớ tiên tiến.
  • Phát hiện và cảnh báo nâng cao về các điều kiện như quá nhiệt, bộ xử lý và lỗi đĩa.

Vậy nên việc chọn mua máy chủ – server rất quan trọng .Liên hệ với Máy chủ STS sieuthiserver.vn bạn luôn an tâm về chất lượng sản phẩm cũng như được phục vụ một cách tuyệt vời nhất.

Server là gì? Bảng so sánh chi tiết các loại server điển hình ...

https://sieuthiserver.vn/danh-muc/server/

CÔNG TY TNHH TIN HỌC MÁY CHỦ STS

Mã số thuế: 0316413596

Địa chỉ: 29/10/13 Bình Đông, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0927669480

Hotline: 0938.472.447

Email: info@sieuthiserver.vn

 

 

Bình luận trên Facebook